Hệ thống hút:
Bao gồm hút đáy và hút mặt, đảm bảo vệ sinh đáy hồ và mặt hồ.
Hệ thống đẩy:
Công dụng chủ yếu của bộ phận đẩy nước đó là giúp tạo luồng nước trong hồ cá, tạo môi trường oxy ổn định giúp cá koi dễ thở. Bao gồm đẩy lên thác suối (nếu bạn có thiết kế thêm một thác nước) và đẩy trong hồ (đẩy đáy mà đẩy mặt).
Hệ thống xả:
Bao gồm xả cạn hồ cá và xả cặn bẩn do cá thải ra trong quá trình sống. Đây là một trong những phần quan trọng để gia chủ có thể vệ sinh hồ cá. Lưu ý: phần này cần được tính toán trước nhất khi bắt đầu thi công hồ cá để tránh phải lật lên cải tạo sau khi thả cá xuống nuôi.
Hệ thống lọc:
Bao gồm lọc thô, lọc sinh học (lọc tinh) và lọc hóa học. Mỗi chu trình lọc lại đảm nhiệm vai trò khác nhau:
Hệ thống chống tràn:
Cũng giống như là tên gọi, tác dụng của bộ phận đó là giúp cho ngăn tràn hồ lọc nước và hạn chế việc làm tràn hồ cá.
Việc thiết kế, bố trí lắp đặt hệ thống lọc nước này cần đảm bảo đúng về mặt kỹ thuật mới có thể đem lại hiệu quả lọc nước tốt. Không ít người mặc dù có lắp hệ thống lọc nhưng nước vẫn bẩn, cá dễ bệnh, ốm yếu bởi quy trình lắp sai, lắp sai vị trí, công suất hệ thống không phù hợp. Tốt nhất bạn nên tìm đến những đơn vị có nhiều kinh nghiệm để được tư vấn hoặc thiết kế lắp đặt trực tiếp.
Vai trò của hệ thống lọc nước ngoài trời:
Trên đây bài viết đã giới thiệu cho các bạn hiểu rõ hơn về các bộ phận trong hệ thống lọc hồ cá koi cũng như chức năng vai trò của từng bộ phận. Những ai đang có ý định nuôi cá koi hoặc đang bắt đầu chơi thì cần chú ý vấn đề lọc nước để giúp cá có thể khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nhất có thể nhé!
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
Lọc thô là bước ban đầu để loại bỏ các cặn bẩn lớn có trong…
Lọc sinh học hồ cá là một trong những bước lọc nước hồ cá cơ…
Lọc hóa học là bước quan trọng trong chu trình lọc nước hồ cá koi.…
Thay vì sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng thì khá nhiều người tiến…
Xây dựng một hồ koi đẹp, chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản, đặc…
Oxy là yếu tố có vai trò quan trọng giúp cá koi có thể sinh…