Home Kiến thức Kiến thức hồ cá Koi Lọc sinh học hồ cá koi – vai trò và cơ chế hoạt động

Lọc sinh học hồ cá koi – vai trò và cơ chế hoạt động

0
Lọc sinh học hồ cá koi – vai trò và cơ chế hoạt động

Lọc sinh học hồ cá là một trong những bước lọc nước hồ cá cơ bản để tạo nguồn nước sạch, giúp cá koi có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tìm hiểu về vai trò, cơ chế hoạt động, các vật liệu phổ biến của lọc sinh học hồ cá qua bài viết sau đây.

1. Cơ chế hoạt động và vai trò của lọc sinh học hồ cá

Lọc sinh học hồ cá hay còn được gọi là lọc tinh, đây là bước tiếp theo của quá trình lọc thô. Lọc hồ cá koi được thiết kế theo cơ chế hoạt động như sau: đầu tiên cặn và phân cá trong bể sẽ được hút qua ống hút đặt dưới đáy bể và chất thải trên mặt hồ cá sẽ được hút qua ống hút mặt để đến bể lọc.

Chất thải khi vào bể lọc sẽ đi qua hệ thống lọc thô. Tại đây, các chất bẩn sẽ được thiết bị lọc nước hồ cá Koi giữ lại và một phần mất đi động năng lắng xuống đáy ngăn lọc thô. Thông thường, vật liệu ngăn lọc thô là bùi nhùi hoặc một số loại vật liệu lọc bể cá khác. Do đó, khi đi qua phần lọc thô các chất bẩn như: phân cá, thức ăn thừa, lá cây… sẽ giữ lại và dòng nước tiếp tục đi qua.

Tiếp đó là ngăn lọc sinh học, ở đây chứa các loại vật liệu lọc có tác dụng lọc tinh như: gốm lọc hoặc nham thạch… Chúng có tác dụng là nơi sinh sống của các vi sinh vật có lợi và phân hủy các chất hữu cơ với kích thước quá nhỏ mà phần lọc thô không giữ lại được như: nhớt cá, phân cá hòa tan vào nước, nước thải của cá; phân hủy các chất amoniac trong nước gây độc cho nước,… đều được vi sinh vật phân hủy.

Nhờ vậy mà nguồn nước sẽ được sạch hơn, đảm bảo hơn, không có mùi hôi tanh, hôi thối.

Sau khi lọc sinh học, hồ cá koi sẽ đến bước lọc hóa học, bạn có thể tìm hiểu chi tiết Tại đây.

2. Các vật liệu thường được sử dụng để lọc sinh học hồ cá

Có rất nhiều vật liệu khác nhau được sử dụng để lọc sinh học hồ cá koi. Mỗi chất liệu lại có tính ưu việt riêng, có giá thành khác nhau nên người nuôi cân nhắc để lựa chọn vật liệu phù hợp nhất với nhu cầu và tài chính. Một số vật liệu thường được dùng bao gồm:

Sứ lọc

Sứ lọc là vật liệu sinh học được sử dụng phổ biếnNhững viên sứ lọc tuy bề ngoài không đẹp nhưng nó cực kỳ hữu hiệu trong việc lọc nước cho hồ koi.  Có rất nhiều loại sứ lọc: sứ lọc lỗ, sứ hoa mai, sứ thanh Bacteria House…

Trong đó sứ lọc nổi tiếng nhất trên thế giới là Sứ Thanh Bacteria House. Loại sứ này được sản xuất thủ công tại trang trại Momotaro, làm bằng loại đất nung độc quyền chỉ có ở Nhật Bản.  Sứ được nung ở nhiệt độ 1300 độ C trong khoảng 60 tiếng

Sứ lọc có hàng triệu lỗ nhỏ liti – là nơi cư trú của những vi sinh vật có lợi, những vi sinh này có chức năng phân hủy các chất hữu cơ và các chất độc gây hại cho cá. Khi mới mua sứ lọc về thì người nuôi nên bổ sung men vi sinh sinh vào sứ lọc để tăng cường vi sinh có lợi.

Một số chức năng khác của sứ lọc là: bổ sung khoáng cho nước; loại bỏ kim loại nặng, hạn chế sự phát triển của rêu tảo có hại trong nước; tăng cường quá trình trao đổi chất…

Nham thạch

Nham thạch là vật liệu lọc sinh học rất tốtLoại vật liệu này được khai thác từ núi lửa, cấu tạo nham thạch gồm nhiều lỗ nhỏ li ti tương tự như sứ lọc, có chức năng tạo không gian cư trú cho các sinh vật có lợi, các sinh vật ấy sẽ phân hủy phân mùn hữu cơ, lọc chất độc. Bên cạnh đó, nham thạch còn có thể dùng làm nền cho bể thủy sinh bằng kính, thùng nhựa nuôi cá hoặc trồng các loại cây cảnh trong khay nhựa.

Nham thạch mới mua về người dùng nên rửa kỹ với nước sạch để trôi bớt các chất bột bám dính. Các bột này sẽ bám vào các lỗ liti của nham thạch, khiến không gian cư trú của sinh vật có lợi bị thu hẹp nên bạn cần làm loại bỏ chúng.

Bạn xếp đá nham thạch vào bể lọc tinh ở ngăn thứ 2 hoặc 3.

Gốm Lọc Crystal Bio

Gốm Lọc Crystal Bio được sử dụng cho bộ lọc tinh

Loại gốm này được sản xuất ở Nhật Bản, có đường kính từ 1- 5cm, được làm từ hỗn hợp chất thủy tinh. Vật liệu này thu được từ việc đốt cháy hỗn hợp của các hạt chất thủy tinh và chất tạo bọt ở nhiệt độ 900 độ C.

Gốm Lọc Crystal Bio có độ xốp rỗng nên tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi cư trú, bản thân vật liệu này là chất kiềm thu nhỏ nên có tác dụng hữu hiệu trong việc ổn định độ pH trong hồ nuôi cá koi. Vật liệu có giá thành tương đối cao, độ bền dài lâu.

Cách sử dụng: Sau khi mua về thì bạn rửa qua 1 – 2 lần, thả nổi trên mặt nước, sau 2 – 3 tháng vật liệu này sẽ chìm xuống nước.

San hô lọc

San hô lọc có tác dụng lọc rất tốt

Ưu điểm của san hô lọc là có nhiều chất vôi CaCO3, có tác dụng làm tăng độ pH cho nước. Trong hệ thống lọc bể cá koi, san hô thường được đặt ở ngăn thứ hai, là nơi cư ngụ của vi sinh vật có lợi bám trên bề mặt để phân hủy các chất hữu cơ mà ngăn lọc thô không lọc được như nhớt cá, các chất thải hòa tan từ phân cá ra ngoài môi trường.

Quả cầu BIO

Quả cầu BIO tạo môi trường tốt cho vi sinh có lợiQuả lọc này có tác dụng là nơi cho vi sinh có ích cư ngụ và cũng có tác dụng làm tăng khả năng hòa tan oxy vào trong nước. Quả lọc này thường đặt ở ngăn thoát nước cuối cùng.

Ưu điểm của quả cầu lọc nước BIO đó là có tạo độ bám dính vi sinh cao, chịu được hóa chất đối với các chất hòa tan trong nước. Sản phẩm này tương đối rẻ, độ bền cao, không gây tắc nghẽn dòng chảy nước khi lọc.

Nước là yếu tố quan trọng hàng đầu mà người nuôi Koi cần chú ý. Hãy thiết kế bộ lọc nước chuẩn bao gồm cả lọc thô, lọc sinh học, lọc hóa học để tạo điều kiện môi trường nước đạt tiêu chuẩn tốt nhất giúp cá koi sinh trưởng và phát triển tốt nhất nhé! Để có được hệ thống lọc tốt nhất, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tại askoi.vn.

5/5 - (1 bình chọn)