Cảnh quan sân vườn

Thiết kế cảnh quan sân vườn phong cách Nhật Bản

Nội dung chính

Bạn say đắm với vẻ đẹp của đất nước Nhật, có tình cảm đặc biệt với người Nhật. Bạn muốn một ngày nào đó được đặt chân lên đất nước “mặt trời mọc” ngắm nhìn sắc hoa anh đào, cảm nhận vẻ đẹp của núi Phú Sĩ hùng vĩ ẩn mình sau những làn sương mờ mờ ảo ảo, hoặc được đi dạo trong những khu vườn thiền của người Nhật…Việc thiết kế sân vườn mang đặc trưng của vườn Nhật sẽ là giải pháp giúp bạn cảm nhận được hơi thở của nước Nhật trong chính không gian của mình.

Sân vườn Nhật bản được thiết kế dành cho sự chiêm niệm hòa bình, thanh tịnh. Chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý phật giáo, đạo giáo và thần giáo Nhật bản, các khu vườn Nhật bản là nơi trú ẩn tâm linh cho du khách. Đặc điểm trọng tâm của sân vườn nhật bản là sự tự nhiên. Các yếu tố của một khu vườn Nhật bản thường bắt trước hay tượng trưng cho các yếu tố tự nhiên. Do đó, các hình dạng hình học và đá nhân tạo không phổ biến trong thiết kế sân vườn Nhật bản. Một khu vườn càng tự nhiên và hài hòa thì càng thuận lơi cho sự chiêm niệm.

Văn hóa Á Đông mang rất nhiều những đặc trưng nổi bật trường tồn hàng nghìn năm. Điển hình chính là kiến trúc và lối suy nghĩ, phong cách sống của đất nước Nhật Bản. Những khu vườn Nhật Bản mang phong cách riêng độc đáo, ấn tượng ngày càng phổ biến trên thế giới và đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam.

Một số mẫu cảnh quan sân vườn Nhật Bản để quý khách tham khảo

Vườn Nhật là kiểu vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản. Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người (như một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ…) xung quanh một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông.

Thiết kế sân vườn kiểu này khá đơn giản, không cầu kì nhưng sâu sắc, bình yên và tĩnh lặng bởi vườn Nhật mang tính “THIỀN”. Nếu bạn may mắn sở hữu những khu vườn có diện tích rộng thì việc tạo ra một không gian xanh để nghỉ ngơi và thư giãn là cực kỳ phù hợp. Người phương Tây thường cho rằng vườn Nhật “đơn điệu” và “trống trải”, thiếu màu sắc sặc sỡ. Tuy nhiên đó mới chính là đặc trưng của một khu vườn để thưởng trà, để đàm đạo…

Lịch sử của vườn Nhật

Vườn Nhật Bản xuất phát từ những kiến thức mà người Nhật học được từ Trung Quốc trong thời kỳ Asuka cùng với những kiến thức và thế giới quan Phật giáo. Trong thời kỳ Edo, hoàng gia, các quý tộc, shogun, daimyo, các chùa chiền và đền thờ của đạo Shinto đều chơi vườn cảnh.
Phong cách của vườn Nhật được giới thiệu một cách chính thức ra thế giới có thể là từ cuối thế kỷ 19 với tác phẩm Landscape Gardening in Japan của Josiah Conder năm 1893. Ngày nay, không chỉ ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có vườn Nhật.

Đặc điểm của vườn Nhật

Người Nhật là bậc thầy trong việc tạo ra cảm nhận về chiều sâu trong vẻ đẹp nhẹ nhàng của khu vườn. Họ khéo léo kết hợp giữa văn hóa và lối sống, kết hợp những yếu tố phức tạp thành một nghệ thuật thống nhất: giữa ánh sáng và bóng tối, không gian và kết cấu, huyền bí và rõ ràng.

Một khu vườn Nhật cơ bản thường bao gồm các yếu tố: hồ nước, đá, cây, cát, tre, hoa lá. Theo quan niệm của người Nhật Bản, khu vườn là sự mô tả thiên nhiên một cách chính xác nhất và cũng thể hiện được lòng kính trọng của con người đối với tự nhiên. Vào mùa xuân, khu vườn nổi bật với màu xanh của chồi non tươi sáng, của hoa cỏ. Mùa hè là sắc vàng của cá Koi và những tán lá đã ở tuổi trưởng thành. Mùa thu nổi bật giữa đất trời với sắc vàng rực rỡ khi thiên nhiên chuẩn bị chuyển mình. Mùa đông, khu vườn giăng kín tuyết tựa như tấm vải khổng lồ ôm trọn lấy toàn bộ khu vườn.

Nước

Nhật Bản là một quốc đảo nên không mấy ngạc nhiên khi nước chính là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế sân vườn mang phong cách Nhật Bản. Các suối, hồ thường… là điểm dừng để thực hiện các nghĩ lễ trang trọng của người Nhật, là tiểu cảnh sân vườn cực kỳ quan trọng trong tổng thể kiến trúc của khu vườn. Thác nước thường được thiết kế khá thấp, độ dốc ít. Cảnh và âm thanh của dòng chảy như nhắc nhở con người về dòng thời gian trôi không ngừng, luôn vận động tuần hoàn. Chiếc cầu màu đỏ thường xuất hiện ở các hồ nước là biểu tượng cho một hành trình từ nơi này qua nơi khác và là đề tài thường thấy trong nghệt thuật Nhật Bản.

Đá

Đá trong vườn Nhật cũng là một thành tố không thể thiếu. Đặc điểm chung của đá là không tạo đỉnh, bao gồm: các cột đá cao thẳng đứng, đá thẳng và thấp, đá cong, đá ngả và đá ngang. Nếu một viên đá có phần đỉnh trông xấu, bạn đừng đặt nó ngay giữa vườn, hãy đặt nó vào một bên sân vườn. Nên chú ý sắp đặt đá theo chiều ngang hơn là chiều đứng. Nếu các viên đá được sắp đặt càng ra xa, hãy bố trí cho chúng chạy nối tiếp nhau. Nếu các viên đá dựa vào nhau, bạn nên sắp đặt cho chúng hỗ trợ nhau. Những lối đi trong sân vườn thường được lát bằng đá biểu tượng cho hành trình suốt cuộc đời.

Cây

Khác với vườn Trung Quốc là cây ít cắt tỉa và được trồng chậu thì cây trong sân vườn Nhật Bản thường cắt tỉa gọn gàng hoặc tạo dáng nghệ thuật ( Tùng La Hán) và tạo lùm.

Ngoài ra, trong các khu vườn Nhật còn được trang trí bởi những chiếc đèn bằng đá rất trang trọng. Các mái chòi cột đỏ cũng được bố trí tại một vị trí của khu vườn có thể là cạnh cầu hoặc đường dạo trở thành nơi để thưởng trà và trò chuyện.

Vườn Nhật là nơi mà không gian thực sự tinh tế với nước, đá và cây cối. Các quy tắc thiết kế được đặt ra mang tính tuyệt đối từ xa xưa. Tuy nhiên, ngày nay vườn Nhật đã được cách điệu và có sự kết hợp của một số phong cách khác nhưng vẫn dựa trên yếu tố truyền thống làm nổi bật nét bình yên, tĩnh lặng, thanh bình của sân vườn Nhật.

Hiện nay trên đất nước Nhật Bản có 3 khu vườn nổi tiếng có diện tích lớn: đó là Vườn Kenroku ở thành phố Kanazawa (Ishikawa), Vườn Koraku ở thành phố Okayama và Vườn Kairaku ở thành phố Mito.

[widget id=”text-5″]
5/5 - (1 bình chọn)
Share
Published by
admin

Recent Posts

3 vật liệu lọc thô hồ cá koi được sử dụng phổ biến

Lọc thô là bước ban đầu để loại bỏ các cặn bẩn lớn có trong…

5 năm ago

Lọc sinh học hồ cá koi – vai trò và cơ chế hoạt động

Lọc sinh học hồ cá là một trong những bước lọc nước hồ cá cơ…

5 năm ago

4 vật liệu lọc hóa học cho hồ cá koi có công dụng tốt nhất

Lọc hóa học là bước quan trọng trong chu trình lọc nước hồ cá koi.…

5 năm ago

Ưu nhược điểm của hệ thống lọc 3 thùng rời nuôi dưỡng cá koi

Thay vì sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng thì khá nhiều người tiến…

5 năm ago

Hệ thống lọc nước hồ cá koi ngoài trời gồm các bộ phận nào?

Một hệ thống lọc hồ cá koi chuẩn cần phải có đầy đủ các bộ…

5 năm ago

Các đường ống cơ bản cần có trong hồ cá koi

Xây dựng một hồ koi đẹp, chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản, đặc…

5 năm ago