Nội dung chính
Cá Koi là loài cá khá nổi tiếng được nhiều người đam mê cá cảnh biết đến, nhưng giống cá này khá đắt tiền và để nuôi được phải đảm bảo một số điều cơ bản mà người chơi phải biết. Sau đây mình xin giới thiệu một số thông tin và kỹ thuật nuôi Koi, cách nuôi cá Koi, kinh nghiệm của những bạn từng nuôi cá Koi trong hồ xi măng, các bạn có thể tham khảo để áp dụng cho hồ cá Koi nhà mình nhé!
Cá Koi (cá chép Nhật / cá chép Koi) theo tiếng nhật là Nishikigoi – Nghĩa là cá chép nhiều màu.
Trái với suy nghĩ của mọi người, Cá Koi có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Nam Á, và được du nhập vào Nhật Bản.
Koi đầu tiên được tạo ra ở Nhật Bản vào những năm 1820 tại thị trấn Ojiya của tỉnh Niigata. Nơi này nằm trên núi, nơi tuyết rơi nhiều làm ngăn cách nơi này với các tỉnh khác trong những tháng mùa đông. Cá chép ban đầu được sử dụng như thực phẩm, lưu trữ trong mùa đông. Ngày nay, Niigata đã trở thành Kinh đô của Koi.
Đột biến màu ở cá chép lần đầu tiên xuất hiện trong những năm 1800, chủ yếu là xuất hiện màu đỏ, trắng và màu vàng sáng, màu nâu từ cá chép thông thường màu đen. Ngày nay, Koi xuất hiện với rất nhiều màu sắc pha trộn, chủng loại đa dạng.
Dưới đây là một số kỹ thuật để nuôi cá Koi Nhật.
Nuôi cá Koi cũng đòi hỏi nhiều công phu. Đặc biệt là hồ nuôi cá. Koi nuôi tốt nhất là trong hồ xi măng hoặc ao đầm.
Vẻ đẹp của Koi chủ yếu là ở những hoa văn trên lưng vì thế khi nhìn từ trên xuống ta sẽ cảm nhận được dáng vẻ yêu kiều nhất của đàn Koi quý. Nếu nuôi trong hồ kiếng Koi sẽ không đẹp vì khi nhìn ngang chúng ta sẽ thấy Koi hơi mập mạp và màu sắc cũng tầm thường. Vì thế nếu dùng hồ kiếng bạn nên chọn loại Koi bướm đuôi dài trông rất thướt tha. Loại Koi bướm này cũng rẻ hơn nên bạn có thể chọn mua nhiều cho hồ kiếng.
Nếu nuôi Koi Nhật Bản nên dùng hồ xi măng. Khi xây hồ chúng ta nên lưu ý xây độ sâu khoảng 80cm, không nên sâu hơn vì sẽ khó nhìn rõ cá. Tuy nhiên nếu cá lớn cỡ 50cm trở lên hay có quá nhiều cá thì hồ phải sâu hơn. Nên xây ống van thu nước ở đáy để dễ xả tháo nước cho hồ. Ống van đáy nên làm cao hơn đáy hồ một khoảng phòng trường hợp bộ lọc hư thì nước vẩn còn xâm xấp đáy cho cá sống chờ chủ nhân về cứu. Óng van đáy này sẽ nối thẳng ra hồ lọc.
Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều người khuyên bờ hồ nên xây cao hơn mặt nước khoảng 30 – 40 cm để tránh tình trạng chó hoặc mèo ăn mất cá Koi của bạn.
Quanh bờ hồ người ta có thể trồng vài cây sen để cá có thêm bóng mát trong những ngày hè và cũng để làm giảm bớt sự phát triển của các loại rêu độc hại, hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh bonsai hay bàn ghế theo kiểu Nhật cho thêm thơ mộng. Hồ nước cũng cần trang bị thêm một hệ thống bơm lọc để giữ nước luôn được trong sạch và tránh tình trạng bị rêu lan trong nước.
Hồ nên láng màu đen cho nổi mầu của cá. Sau hi hồ dầu các bạn có thể dùng sơn Kova chống thấm hòa bột đá đen quét lên thành hồ. Tuy nhiên bột đá khá nặng vì vậy có thể tróc lở sau này tuy mầu và độ bóng đẹp. Tôi dùng men chà ron hiệu con gấu màu đen quét lên. Hồ cũng sẫm và có được thêm 1 lần chống thấm, có độ bền sử dụng. Nếu các bạn muốn lát gạch men chỉ nên dùng ở mép phía trên lòng hồ hay phía ngoài. Gạch men tuy đẹp nhưng không tôn màu của cá và cũng gây trở ngại cho việc tạo rêu cho hồ.
Các bạn cũng nên lưu ý thêm nước phun hay tạo thác cho Koi. Koi rất thịch nghịch và nhảy nước nên nếu có thác Koi sẽ nhảy í ùm rất vui tai.
Cá chép Koi Trung Quốc và Việt Nam là giống với chép nguyên thủy và Koi Nhật, Koi Pháp có hông ngắn (nhìn ngang) đầu hơi gù…và điều đặc biệt là chỉ Koi Nhật là có màu đỏ chót như đỏ máu và đỏ ớt còn tất cả các loại Koi khác chỉ có màu đỏ cam hay cam. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vi, vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…
Việt Nam cũng có giống Butterfly Koi màu trắng sữa, đuôi dài vừa phải, dọc trên sống lưng hàng vảy có pha chút màu đen.
Khác với cá Nhật, toàn thân trắng sữa, đuôi dài hơn và đặc biệt là có một hình tròn đỏ chót ngay giữa đỉnh đầu, tượng trưng cho quốc kỳ của Nhật, giá cá này rất cao.
Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin.
– Nhìn từ trên xuống: Koi mập hơn, nhất là cái đầu và “vai”.
– Koi có cặp râu. Cá chép cũng có nhưng nhỏ hơn.
– Nhìn cái vây ngực: của hầu hết Koi (không 100%) rất là dày và đục (ánh sáng không xuyên qua nhiều), còn của cá chép thì trong suốt và nhỏ hơn. Vây lưng, đuôi cũng vậy. Những cái xương trong vảy của Koi rất dễ nhìn từ xa.
– Cá chép nói chung thường bị cho lai đủ thứ (nhất là thứ đuôi dài) để tạo ra cá giống cá có giá trị hơn, còn Koi thì càng lai là càng mất giá trị – Thân mình Koi dài hơn, khi trưởng thành thì dài cả mét
– Koi Nhật thông minh hơn: Nếu thử dứ dứ tay trên mặt nước giả bộ cho ăn thì cá chép thường thường vờ đi, còn Koi thì nó có vẻ quan sát tình hình lắm. Koi nhận diện được chủ, còn cá chép thì hơi “vô tâm”.
– Màu cá chép thường xoàng lắm, các vệt màu không sặc sỡ và rõ ràng, đỏ không ra đỏ, trắng không ra trắng,… và không bao giờ có màu ánh bạc như ở một số Koi trắng và vàng. Biên giới giữa 2 màu trên mình của Koi không bị lem luốc mù mờ.
– Cá chép mạnh hơn, lì lợm khó chết hơn. Muốn nuôi Koi không dễ ăn đâu.
– Giá tiền, mặc dù điểm này không bảo đảm “đắt là Koi” nhưng có nghĩa “rẻ là chép” Nếu bạn thích chơi cá Koi Nhật thì cũng nên chú ý những đặc trưng nổi bật trên của chúng, tránh vớ phải cá “dỏm”. Chúc bạn thành công
Cá koi mới được mua từ các cửa hàng, trại cá thường chưa được dưỡng khỏe mạnh và vẫn mang các mầm bệnh nguy hiểm có thể lây lan cho những chú cá koi đã thuần dưỡng trong bể kính hoặc trong hồ nuôi của mình.
Người chơi nên chuẩn bị một bể kính nhỏ chuyên dùng để dưỡng các loại cá koi mới mua về hoặc để xử lý các cá thể cá koi bị bệnh trong hồ cần được cách ly. Đối với bể kính này hệ thống lọc khuyên dùng là lọc tràn trên với ưu điểm dễ điều chỉnh mực nước, không tạo luồng nước mạnh ảnh hưởng tới cá mới về còn yếu.
– Để mực nước thấp khoảng 20 – 30 cm, sục khí mạnh.
– Ngâm Elbagin hay thuốc Tetra Nhật (1g/100l nước).
– Pha muối hạt với nồng độ 3/1000 – 5/1000.
– Để từ 10 ngày tới 14 ngày.
– Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 72 độ F.
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại.
Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.
Ðể làm giảm sự phát triển của rong tảo bạn có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun ) cũng có tác dụng đáng kể.
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.
Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hơpï dưới dạng viên hoặc sợi.
Cá Koi ăn những loại thức ăn chế biến sẵn có bán trên thị trường ( Aquamaster, thức ăn Đài Loan… có bán tại Akikoi), được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin. Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20 cm), ngày cho ăn 2 lần.
Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ thú y.
Nên cho koi ăn ngày 2 lần, mỗi lần vài phút. Trừ khi bạn có một bộ lọc công suất lớn và đang cố gắng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của koi, cho koi ăn càng nhiều thì càng nhanh làm ô nhiễm nước.
Thức ăn thừa và sự tăng tiết chất thải của cá sẽ làm giảm chất lượng nước, từ đó làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của koi. Mặc khác cho ăn nhiều quá cũng là nguyên nhân làm cho koi bụng phệ, mất dáng.
Thật là thú vị khi có một hồ koi đầy đủ, đa dạng về các loại cá koi. Hồ koi cũng có thể trở nên chật chội khi những chú koi nhỏ lớn lên nhanh chóng. Nếu bạn chỉ đầu tư bộ lọc đủ để đáp ứng cho những chú koi nhỏ hiện tại thì khi chúng lớn lên bộ lọc đó sẽ không đáp ứng nổi. Không gian thích hợp cho một con cá từ nhỏ cho đến khi trưởng thành từ 500 lít đến 2000 lít. Hiện tại nếu hồ của bạn đã quá sức chứa, chỉ có thể giảm số lượng cá, hoặc mở rộng diện tích hồ hoặc tăng thêm bộ lọc để giải quyết vấn đề.
Nếu lọc không đáp ứng nổi thể tích nước trong hồ sẽ làm giảm chất lượng nước từ đó làm giảm sức khoẻ của cá. Hệ thống lọc có thể đủ cho hôm nay nhưng không đủ cho ngày mai, koi càng lớn lượng chất thải càng nhiều. Hãy làm thêm hoặc cải tạo lại hệ thống lọc của bạn. Hãy gọi, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
Thêm koi vào hồ mà không qua giai đoạn cách ly hay tiêm ngừa thì cá mới rất có thể sẽ mang theo kí sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây bệnh vào hồ của bạn, thậm chí ngay cả con koi mà bạn đã sở hữu lâu ngày cũng bị nhiễm bệnh khi trở về từ một chương trình koi show. Koi thường được cách ly trong một tank 400 – 600 lít có lọc. Thời gian cách ly ít nhất là 3 tuần, nếu không có vấn đề gì, koi sẽ được thả vào hồ.
Việc thay nước hồ koi mà quên khử clo có thể đầu độc cả đàn koi của bạn. Vì vậy trước khi thay nước bạn phải phơi nước trước một ngày, hoặc nối ống nước với cột lọc than hoạt tính để trung hoà clo trong nước.
Những lưu ý khi chăm sóc cá Koi vào mùa hè
Nhiệt độ cao là nguyên nhân làm giảm oxy
Trong những tháng mùa hè, nồng độ oxy trong hồ giảm đáng kể, biện pháp phòng ngừa cần phải được thực hiện, đặc biệt là nếu bạn sống trong khu vực có nhiệt độ tương đối cao hàng năm. Nếu bạn thấy đàn cá Koi bơi gần mặt nước và đốp khí trên mặt nước cho thấy hồ cá Koi của bạn đang thiếu oxy. Một cách để giữ cho oxi luôn di chuyển trong nước là làm thêm thác nước cho hồ koi, mặt nước chuyển động càng nhiều thì nồng độ oxy càng cao. Nếu không có thác nước thì thay nước thường xuyên cũng cung cấp đủ lượng oxi cần thiết cho cá Koi.
Nhiệt độ càng cao càng làm nước bay hơi càng nhiều, hãy theo dõi mực nước trong hồ cá Koi để thêm nước khi cần thiết và nhớ là phải loại bỏ hết clo trước khi thêm nước vào. Mùa hè là mùa của ký sinh trùng Nắng nóng sẽ làm tăng mầm bệnh và các loại ký sinh trùng, phần lớn các loại ký sinh trùng không thể quan sát bằng mắt thường mà phải quan sát qua biểu hiện bệnh của cá Koi. Bạn có thể thấy nhiều biểu hiện lạ của cá Koi như cọ xát, tróc vẩy, lắc, rung rẩy, mỗi triệu chứng là dấu hiệu của các loại bệnh khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải quan sát kỹ đàn cá của bạn.
Để duy trì sức khỏe của koi trong suốt mùa hè, bạn phải cho cá Koi ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, nên cho cá Koi ăn thực phẩm ít protein ít nhất 3 lần một ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cho ăn không nên nhiều quá, lượng thực phẩm cá ăn không hết sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, để có một hồ Koi đẹp trước hết bạn phải chăm sóc cho những em Koi trong Hồ khỏe mạnh. Chỉ có khi chúng khỏe mạnh thì màu sắc và quá trình sinh trưởng phát triển mới diễn ra bình thường.
Cá Koi là loài cá dễ nuôi, dễ chăm sóc song chúng cũng rất hay bị một số loại kí sinh trong nước gây bệnh nhất là vào thời điểm mùa hè. Thời tiết mùa hè nắng gắt với những cơn mưa bất chợt, nhiệt độ trong hồ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao là điều kiện để các vi sinh vật, ký sinh trùng trong nước sinh sôi nảy nở và gây bệnh cho cá.
Nguồn Sưu tầm
[widget id=”text-5″]Lọc thô là bước ban đầu để loại bỏ các cặn bẩn lớn có trong…
Lọc sinh học hồ cá là một trong những bước lọc nước hồ cá cơ…
Lọc hóa học là bước quan trọng trong chu trình lọc nước hồ cá koi.…
Thay vì sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng thì khá nhiều người tiến…
Một hệ thống lọc hồ cá koi chuẩn cần phải có đầy đủ các bộ…
Xây dựng một hồ koi đẹp, chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản, đặc…