7 lỗi nên tránh trong thiết kế cảnh quan sân vườn

Để tránh mất thời gian, công sức, tiền bạc và sự bảo dưỡng nửa vời bởi những sai lầm tai hại trong thiết kế cảnh quan, đặc biệt là cảnh quan nhà ở, chúng ta nên chú ý 7 điều sau đây:

1. Không được để cây cảnh lấn át tràn ngập ngôi nhà bạn, chú ý dùng đa dạng các loại cây cảnh, cây bụi có khả năng phát triển, nhảy nhánh đến một mức độ nhất định, điều này giúp bạn không cần tốn nhiều thời gian cắt tỉa nhiều lần.

2. Đừng bắt đầu thực hiện nếu bạn chưa có một kế hoạch cụ thể nào, ngay cả khi  bạn chỉ theo từng giai đoạn. Không cần thiết phải chi tiết từng cây một, nhưng cần phải biết vị trí nào bạn tạo cảnh quan, sắp xếp vị trí đặt cây, dụng cụ cho hợp lí để dễ dàng vận chuyển, nơi không gây cản trở việc đi lại.

3. Đừng nên trồng cùng một loại cây, hoặc các cây chỉ nở hoa một mùa, sân vườn của bạn trông sẽ như thế nào khi các cây đồng loạt  không có hoa vào mùa kế tiếp?

4. Đừng để một thảm cỏ quá lớn hút hết không gian của sân vườn nhà bạn. Một thảm cỏ đẹp xum xuê cần có thời gian, nước và chất dinh dưỡng. Giảm kích thước bãi cỏ lại và thêm vào đó là các loại cây bui, cây lâu năm, cây kiểng lá.

5. Đừng để dây thường xuân leo quanh nhà nếu bạn chưa sẵn sàng cho việc cắt tỉa thường xuyên. Dây leo thường xuân tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà, nhưng một khi đã trồng thì nó sẽ leo lên che cửa sổ, máng nước và càng xa hơn nữa. Nó còn là nguy cơ sâu bệnh, bọ, đặc biệt là mối.

6. Đừng trồng cây quá sát nhà, và không nên trồng các loại cây vượt quá sự đối xứng của sân vườn hay ngôi nhà bạn.

7. Không nên trồng tất cả các cây cùng một kích cỡ. Những cây phát triển ít hơn, thấp hơn nên đặt bên ngoài, dưới chân các cây cao hơn. Điều này giúp bạn khoe được tất cả các loại cây và lại còn bổ trợ cho nhau về màu sắc lẫn kết cấu.

Chúc bạn tạo một sân vườn cảnh quan thành công, mọi thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và thiết kế theo sở thích khách hàng: tư vấn thiết kế cảnh quan sân vườn

Rate this post
Share
Published by
admin

Recent Posts

3 vật liệu lọc thô hồ cá koi được sử dụng phổ biến

Lọc thô là bước ban đầu để loại bỏ các cặn bẩn lớn có trong…

5 năm ago

Lọc sinh học hồ cá koi – vai trò và cơ chế hoạt động

Lọc sinh học hồ cá là một trong những bước lọc nước hồ cá cơ…

5 năm ago

4 vật liệu lọc hóa học cho hồ cá koi có công dụng tốt nhất

Lọc hóa học là bước quan trọng trong chu trình lọc nước hồ cá koi.…

5 năm ago

Ưu nhược điểm của hệ thống lọc 3 thùng rời nuôi dưỡng cá koi

Thay vì sử dụng các thiết bị lọc chuyên dụng thì khá nhiều người tiến…

5 năm ago

Hệ thống lọc nước hồ cá koi ngoài trời gồm các bộ phận nào?

Một hệ thống lọc hồ cá koi chuẩn cần phải có đầy đủ các bộ…

5 năm ago

Các đường ống cơ bản cần có trong hồ cá koi

Xây dựng một hồ koi đẹp, chuyên nghiệp không phải là điều đơn giản, đặc…

5 năm ago