Home Kiến thức Kinh nghiệm nuôi cá Koi Kỹ thuật ương cá Chép Nhật – cá Koi

Kỹ thuật ương cá Chép Nhật – cá Koi

0
Kỹ thuật ương cá Chép Nhật – cá Koi

Cũng như mốt số đối tượng khác, kỹ thuật ương cá Koi tuy đơn giản nhưng người ương nuôi cần chuẩn bị tốt ở khâu vệ sinh cải tạo ao, gây màu nước chuẩn bị thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu, … sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của mẻ ương.

ky-thuat-uong-ca-chep-nhat-ca-koi

Cá bột mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày đầu. Thời điểm thích hợp nhất khi chuyển cá xuống ao vào buổi sáng sớm (từ 6 – 7 giờ sáng) khi cá đã hết noãn hoàn. Để nhận biết cá hết noãn hoàn quan sát thấy hoạt động bơi lội của cá khá nhanh nhẹn, cá chủ động khi di chuyển, …

Cá từ 3 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét.

Trong giai đoạn đầu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống của cá bột. Ao ương cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mọi, trời mưa, nước tràn bờ,…).

Sau khi thả ra ao vài ngày (từ 3 – 5 ngày) có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá.

Việc chăm sóc trong giai đoạn ương quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước. Luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa. Tùy điều kiện có thể thay nước 2 – 3 lần/tháng.

Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ,… đến khâu quản lý ao ương cá con.

giong-ca-koi

Khi cá được khoảng 4 – 5 tháng tuổi, bắt đầu phát triển kỳ, vây theo kiểu dáng, màu sắc đặc trưng của cá là có thể thu hoạch để bán.

[widget id=”text-5″]
Rate this post