Home Kiến thức Kiến thức bể cá Cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý nhất

Cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý nhất

0
Cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý nhất
Chân bể cá bằng gỗ vẫn là lựa chọn của nhiều người

Nội dung chính

Bể cá cảnh là sự tổng hòa của nhiều các thiết bị khác nhau mà nếu không chuẩn bị đầy đủ và thiết kế hợp lý sẽ rất khó giúp cho những chú cá có được môi trường sống thuận lợi. Do vậy tham khảo cách làm bể cá cảnh đẹp dưới đây là gợi ý quan trọng giúp bạn tạo nên thiên đường xanh thực sự cho thú cưng của mình.

Để có được một bể cá cảnh đẹp như ý với thiết kế hợp lý nhất không phải là điều dễ dàng bởi cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước bể, loài cá nuôi, hệ thống lọc… Dù là bạn mua bể cá cảnh có sẵn hay tự mình làm thì tham khảo những gợi ý trong cách làm bể cá cảnh đẹp dưới đây là điều cần thiết.

Cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý nhất
Cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý nhất

1. Cách chọn kích thước bể cá phù hợp

Chọn kích thước bể cá là công việc đầu tiên bạn cần làm khi bắt đầu cách làm bể cá cảnh đẹp. Theo các chuyên gia, khi nuôi cá thì chiều dài bể tối thiểu phải gấp 3 lần chiều dài cá. Do vậy, sau khi chọn được loài cá muốn nuôi, bạn sẽ căn cứ vào chiều dài của chúng để tiến hành đo đạc kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao của bể. Hiện nay trên thị trường có 3 kích cỡ dành cho bể cá cảnh:

– Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta (cá xiêm rồng), cá sặc gấm…thì nên chọn loại dài bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm

– Với cá trung bình như hồng két, tài phát…thì bể 90cm kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm là hợp lý

– Với các loài có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến…thì bể 120cm với kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm là thích hợp nhất.

Nếu so về chất liệu, bể cá có 2 loại thông dụng là bể kính dán và bể kính đúc. Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn. Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn với ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy. Dù chọn loại bể nào thì bạn cũng cần lưu ý không nên chọn loại quá nhỏ vì như vậy các chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate sẽ thay đổi càng nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và thực vật thủy sinh.

Tùy vào loài cá nuôi và số lượng mà chọn kích thước bể hợp lý
Tùy vào loài cá nuôi và số lượng mà chọn kích thước bể hợp lý

2. Mẹo chọn chân bể cá cảnh

Các chất liệu để bạn làm chân bể cá hiên nay phổ biến nhất vẫn là chân gỗ. Ưu điểm của loại này là đẹp và đa dạng màu sắc. Có thể làm chân sắt bên trong và bọc gỗ bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Đối với bể cá nước mặn thì tuyệt đối không nên dùng chân sắt vì hơi muối mặn sẽ làm chân sắt của bạn bị ăn mòn dần, rất nguy hiểm.

Loại chân bể khác là làm bằng kính. Kính có khả năng chịu nén rất tốt và sẽ là vật liệu hoàn hảo để làm chân bể cá kiêm hộp lọc. Với phương án này, bạn sẽ tận dụng được tối đa diện tích dưới chân bể bằng cách để hệ thống lọc. Ngoài ra kính không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của nước nhất là nước mặn. Ngoài cùng có thể bọc gỗ mầu sắc tùy chọn.

Tuy nhiên, dù là làm bằng chất liệu gì thì bạn cũng cần đảm bảo các yếu tố sau cho chân bể: độ chắc chắn, hệ giằng chân bể phân bổ đều, chiều cao các góc cân bằng (Hãy kiểm tra độ cân của chân bể cá trước khi đặt bể lên bằng thước Livô). Chiều cao của chân bể thích hợp nhất được tính từ mặt đất đến mép trên của chân bể khoảng 0.6m đến 0.8 m. Nếu để cao quá sẽ khó chăm sóc và vệ sinh bể cá.

Chân bể cá bằng gỗ vẫn là lựa chọn của nhiều người
Chân bể cá bằng gỗ vẫn là lựa chọn của nhiều người

3. Cách đặt bộ lọc cho bể cá

Những bộ lọc bể cá thông thường có 3 bộ phận lọc khác nhau là:

– Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

– Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200L).

– Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ (khoảng 60L hoặc nhỏ hơn).

Nếu có được cả 3 thiết bị lọc trên là tốt nhất cho bể cá nhà bạn. Tuy nhiên nếu không được thì bạn nên chọn loại lọc hợp lý để làm sạch nước cho bể hiệu quả nhất. Khi chọn cần chú ý đến công suất của lọc. Để không làm mất đi tính thẩm mỹ của bể cá thì có thể trang trí thêm các vật dụng khác che bớt hình ảnh bộ lọc.

Nên chú ý đến bộ lọc để nước trong bể luôn được trong sạch
Nên chú ý đến bộ lọc để nước trong bể luôn được trong sạch

4. Cách đặt hệ thống ánh sáng

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1W/lít nước. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại bóng nhỏ màu vàng hoặc đỏ đặc biệt dành cho các loài cá lên màu như cá rồng để không làm ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của chúng.

Đặt hệ thống chiếu sáng cho bể cũng rất quan trọng
Đặt hệ thống chiếu sáng cho bể cũng rất quan trọng

5. Cách trang trí bể cá cảnh

Trang trí cho bể cá cảnh cũng là cách làm bể cá cảnh đẹp tự nhiên và hút mắt hơn. Công việc này chủ yếu là tạo nền và sử dụng các vật trang trí.

– Tạo nền: Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng thường bịt kín dòng nước đi qua máy lọc, do vậy mà sỏi vẫn là lựa chọn tốt hơn. Nếu muốn chọn cát, bạn nên chọn các loại cát hạt to. Với vật liệu làm nền, bạn cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể, cho sỏi, cát vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa đặc biệt có lợi cho cá.

– Vật trang trí: Đá và lũa là hai vật trang trí thường dùng của bể cá cảnh vì chúng tạo nên khung cảnh giống như môi trường tự nhiên. Với những viên đá, bạn nên ngâm chúng một tuần trong xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất bẩn trong đá. Bạn có thể thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá. Trồng thêm cây thủy sinh cũng là cách làm bể cá cảnh đẹp hơn được nhiều người ưa chuộng hiện nay.Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa.

Bạn nên trang trí thêm cây, đá và sỏi cho bể cá hấp dẫn hơn
Bạn nên trang trí thêm cây, đá và sỏi cho bể cá hấp dẫn hơn

6. Kiểm tra độ kín của bể cá

Khi đã thực hiện xong các công việc trên, bạn cần kiểm tra độ kín của bể bằng cách xếp lên đất, phía trên các cây một hoặc hai tờ giấy mịn, giấy thấm, mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều cao nhất định. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước. Bạn cần mỗi tuần thay ¼ nước bể vì việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ.

Bạn nên kiểm tra độ kín của bể trước khi cho nước
Bạn nên kiểm tra độ kín của bể trước khi cho nước

Với cách làm bể cá cảnh đẹp với thiết kế hợp lý như trên đảm bảo sẽ giúp tạo ra thiên đường xanh thực sự cho những cá. Nếu còn cảm thấy băn khoăn hay khó khăn trong việc chọn các chất liệu làm bể cá cảnh, bạn hãy đến với hiệu cá cảnh Asgreen- Đại diện chính thức của AZOO tại Việt Nam để được các nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!

Nguồn: http://cacanhhanoi.com/

[widget id=”text-5″]
5/5 - (1 bình chọn)