Home Kiến thức Kiến thức hồ cá Koi Tại sao cần vệ sinh bộ lọc hồ cá Koi thường xuyên?

Tại sao cần vệ sinh bộ lọc hồ cá Koi thường xuyên?

0
Tại sao cần vệ sinh bộ lọc hồ cá Koi thường xuyên?

Bộ lọc nước hồ koi sau 1 thời gian ngắn sử dụng thường rất bẩn, đòi hỏi người nuôi cần chú ý vệ sinh chúng thường xuyên. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh cũng như nêu ra lợi ích khi vệ sinh bộ lọc hồ koi.

Lý do cần phải thường xuyên vệ sinh bộ lọc hồ cá Koi

Hệ thống vi sinh vật của hồ cá Koi không chỉ có những vi sinh vật có lợi mà còn có cả những loại vi sinh vật gây bệnh cho cá. Các vi sinh này sẽ bị đào thải sau một thời gian khi không còn đóng góp cho hệ sinh thái để nhường chỗ cho các vi khuẩn mới. Xác các vi sinh vật này nếu không được làm sạch sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước trong hồ cá và tích tụ tại hệ thống lọc.

Quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ khiến hệ thống lọc tích tụ rất nhiều cặn bẩn và vi sinh vật gây hại, cá dễ bị mắc nhiều bệnh: trùng mỏ neo, thối đuôi, sán mang… nguy hiểm sự sống.

Việc vệ sinh bộ lọc cá thường xuyên là điều  cần thiết để đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho cá, mang đến môi trường sống ổn định, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Bạn không cần phải lo lắng việc làm sạch này sẽ làm mất đi lượng vi sinh vật có lợi trong hồ. Khi hồ cá Koi đã hoạt động ổn định thì lượng vi sinh vật sẽ vô cùng phong phú, làm nên một “hệ sinh thái hồ” bền vững, ít chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài. Hệ thống lọc chỉ có nhiệm vụ giữ ổn định nguồn nước tránh ô nhiễm chứ không gây hại lên tính cân bằng môi trường nước hồ nuôi.

Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc hồ cá koi

Hệ thống lọc hồ cá koi bao gồm các bộ phận: bộ phận hút (hút đáy, hút mặt), bộ phận lọc (lọc thô, lọc sinh học, lọc hóa học), bộ phận đẩy, bộ phận xả, bộ phận chống tràn.

Ở đây chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến bộ phận lọc bao gồm lọc thô, lọc sinh học, lọc hóa học.

  • Ở phần lọc thô thường được người nuôi sử dụng bông lọc hoặc bùi nhùi, chổi lọc có tác dụng giữ lại các chất bẩn lớn trong nước: thức ăn thừa, phân cá, chất cặn lơ lửng trong nước. Sau 1 thời gian sử dụng thì trên bề mặt bông dính rất nhiều cặn bẩn, gây khó khăn trong việc lọc nước, dòng chảy lọc bị kém. Lúc này bạn cần phải vệ sinh bộ phận lọc thô bằng cách giặt bông lọc, bùi nhùi, chổi lọc tránh vật liệu lọc tích tụ nhiều cặn bẩn gây tắc, nước không chảy được gây tràn ra ngoài.
  • Phần lọc sinh học ở đây là có chứa các vật liệu lọc như nham thạch, san hô vụn, gốm lọc, sứ lọc. Các vật này có nhiều lỗ rỗng nhỏ có tác dụng lọc những chất độc hại như NH4+ hoặc NH3, NO3-, nhờ vậy nguồn nước đưa vào hồ nuôi cá koi được sạch, không có mùi tanh, hôi thối. Khoảng 2 – 3 tháng bạn nên vệ sinh các vật liệu này một lần để loại bỏ các vi khuẩn bám tích tụ trong các lỗ hoặc thành của bộ phận lọc tinh.
  • Lọc hóa học: Cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính… là các vật liệu lọc hóa học thường được dùng để loại bỏ kim loại nặng hòa tan trong nước hoặc các chất độc nguy hiểm. Vài tháng bạn nên tiến hành rửa hoặc thay mới vật liệu lọc này để đảm bảo hiệu quả lọc nước được tốt nhất.

Bên cạnh vệ sinh bộ lọc hồ koi thì người nuôi cũng cần chú ý vệ sinh tường, đáy bể cá… để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho hồ koi.

Trường hợp bạn không có kinh nghiệm vệ sinh bộ lọc nói riêng và hồ cá koi nói chung thì nên nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên nghiệp.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)